Các yếu tố góp phần Thảm_họa_Bhopal

Quy trình sản xuất của nhà máy

Union Carbide sản xuất thuốc trừ sâu, Sevin (tên thương mại của Carbaryl) sử dụng MIC như một chất trung gian. Đến 1979, MIC vẫn được nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Những nhà máy khác, chẳng hạn Bayer, sản xuất Carbaryl mà không sử dụng MIC, mặc dù chi phí sản xuất lớn hơn.Quy trình hóa học sử dụng trong nhà máy Bhopal thực hiện phản ứng Methylamine với Phosgenen để tạo ra MIC, chất này sẽ phản ứng với 1-naphothol để tạo ra sản phẩm cuối cùng, Carbaryl. Quy trình này khác với quy trình không sử dụng MIC được áp dụng ở những nhà máy khác, sử dụng cùng nguyên liệu thô và kết hợp chúng theo một quy trình sản xuất khác, ban đầu phosgen phản ứng với naphothol hình thành nên chloroformate ester, chất này sẽ phản ứng với Methyl amine. Trong đầu những năm 1980, nhu cầu về thuốc trừ sâu giảm mặc dùng quá trình sản xuất vẫn tiếp tục, dẫn đến việc phải xây dựng các kho chứa để lưu trữ MIC chưa sử dụng.

Điều kiện làm việc

Nỗ lực trong việc cắt giảm chi phí đã ảnh hưởng đến những công nhân nhà máy và điều kiện làm việc của họ.

  • Kurzman lập luận rằng "cắt giảm... có nghĩa là giảm sự quản lý chất lượng nghiêm nghặt và do đó nới lỏng những quy tắc an toàn. Một đường ống bị rò rỉ? Đừng thay thế nó, công nhân nói họ được yêu cầu như vậy... Những công nhân sản xuất MIC cần được đào tạo thêm? Họ có thể làm việc mà không cần được đào tạo nhiều như vậy.
  • Công nhân bắt buộc phải sử dụng những sách hướng dẫn bằng tiếng Anh, thậm chí khi chỉ có một vài trong số họ hiểu được thứ tiếng này.
  • Năm 1984, chỉ còn 6 trong số 12 người thợ máy ban đầu làm việc với MIC và số lượng những nhân viên giám sát bị cắt xuống còn một nửa. Không có người giám sát duy trì nào được phân công vào ca đêm, việc đọc thông tin chỉ thị được thực hiện 2 giờ một lần.
  • Công nhân than phiền về việc cắt giảm lên công đoàn nhưng đã bị phớt lờ. Một công nhân bị đuổi việc sau 15 ngày đình công. 70% công nhân nhà máy bị phạt vì từ chối thay đổi những quy tắc an toàn thích hợp dưới áp lực ban quản đốc.
  • Thêm vào đó, theo một vài quan sát, như đã được ghi trong Trade Environmental Database (TED) Case Studies, một phần của dự án Mandale của đại học American, đã chỉ ra những vấn đề nghiêm trọng về giao tiếp và những vết rạn lớn về quản lý giữa Union Carbide và nhà máy ở Ấn Độ, tiêu biểu như việc "những công ty mẹ [nguyên văn] tiếp cận một cách gián tiếp đến những nhà máy ở đặt ở nước ngoài" và "những rào cản giữa các nền văn hóa".
  • Chính sách quản lý nhân viên dẫn đến sự bỏ việc của nhưng nhân viên có kinh nghiệm.

Trang thiết bị và những quy tắc an toàn

  • Được đưa ra năm 1998, trong những vụ kiện dân sự ở Ấn Độ, rằng, không giống như những nhà máy của Union carbide ở Hoa Kỳ, những nhà máy phụ ở Ấn Độ không được chuẩn bị cho những sự cố. Không có kế hoạch hành động nào được lập ra để đối phó với một thảm họa tầm cỡ như vậy. Nó bao gồm cả việc không thông báo cho nhà chức trách địa phương về số lượng những chất hóa học nguy hiểm được sử dụng và sản xuất ở Bhopal.
  • Thiết bị cảnh báo bình chứa MIC đã không hoạt động trong 4 năm.
  • Nhà máy chỉ có một hệ thống dự phòng thủ công, không phải là hệ thống 4 giai đoạn được sử dụng ở Hoa Kỳ
  • Tháp loe và máy lọc khí đã ngừng hoạt động 5 tháng trước khi thảm họa xảy ra. Máy lọc khí do vậy đã không xử lý những khí thoát với natri hydroxide (xút ăn da), giảm nồng độ xuống mức an toàn. Thậm chí nếu như máy lọc khí làm việc, theo những nghiên cứu về hậu quả của thảm họa, áp xuất lớn nhất mà máy có thể xử lý chỉ bằng 1/4 áp xuất trong vụ tai nạn. Cho nên, tháp loe đã được thiết kế không hợp lý và chỉ có thể xử lý 1/4 lượng khí rò rỉ năm 1984.
  • Để giảm chi phí năng lượng, hệ thống làm lạnh, vốn được thiết kế để ngăn sự bay hơi của MIC, đã bị tắt. MIC được giữ ở nhiệt độ 20 độ C (nhiệt độ phòng), thay vì 4.5 độ C như trong tài liệu hướng dẫn. Một phần chất tải lạnh đã được sử dụng cho mục đích khác.
  • Lò hơi, được sử dụng để làm sạch đường ống, đã ngừng hoạt động không rõ nguyên do.
  • Những tấm chắn vốn có thể ngăn nước từ những đường ống đang được làm sạch rò rỉ vào trong thùng chứa MIC qua những van hỏng đã không được lắp đặt.
  • Bình chứa MIC đã bị hỏng khoảng một tuần trước đó. Những bình chứa khác được sử dụng thay thế, thay vì việc sửa bình chứa bị vỡ.
  • Những van làm bằng thép carbon đã được sử dụng, mặc dù chúng bị ăn mòn khi tiếp xúc với axit. Vào đêm xảy ra thảm họa, người ta đã phát hiện một van thép carbon bị rò rỉ, cho phép nước tràn vào bình chứa MIC. Đường ống đã không được sửa chữa bởi nó tốn quá nhiều thời gian và chi phí.
  • UCC thừa nhận trong báo cáo điều tra của chính họ rằng hầu hết các hệ thống an toàn đã không làm việc vào đêm 3 tháng 12 năm 1984.
  • Themistocles D'Silva nhận xét trong cuốn sách - The Black Box of Bhopal, rằng, sơ đồ thiết kế nhà máy, tác động bởi những yêu cầu của chính phủ, đã bị "Ấn Độ hóa" bởi các ký sư UCIL để có thể sử dụng tối đa nguyên vật liệu và các sản phẩm nội địa. Những trang thiết bị phức tạp nhưng không phù hợp cũng đã được đưa vào sử dụng. Nó cũng làm người ta nghi ngờ về những cáo buộc thiếu căn cứ trong báo cáo của CSIR.